Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Chọn mở tài khoản ngân hàng phù hợp

Sau khi đọc bài "Mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng", tôi đã hiểu về việc sở hữu tài khoản. Tuy nhiên, tôi vẫn còn phân vân và xin tư vấn nên mở tài khoản nào cho phù hợp? (Huỳnh Nguyệt).

Trả lời:
Có hai loại tài khoản mà bạn thường thấy tại các ngân hàng: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (flexible deposit account); và tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (time deposit account). Mỗi loại tài khoản còn được chia thành nhiều loại nhỏ để thoả mãn nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: sinh viên, công chức đang đi làm và người già.
Với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, hay nhiều ngân hàng còn gọi là tài khoản vãng lai, hoặc tài khoản thanh toán. Bạn có thể sử dụng để nhận và lưu giữ các khoản tiền đồng và ngoại tệ cũng như sử dụng số tiền trong tài khoản đó cho mục đích chi tiêu thanh toán thường xuyên của mình. Lãi suất không kỳ hạn sẽ được áp dụng để tính lãi trên số tiền bạn giữ trong tài khoản. Loại tài khoản này không hạn chế số lần gửi, hoặc rút tiền và mọi giao dịch ngân hàng sẽ được thực hiện một cách linh hoạt khi bạn được cấp một thẻ thanh toán nội địa hoặc quốc tế.
Bạn sẽ cảm thấy an toàn vì không phải giữ tiền mặt, không cần kiểm đếm khi chuyển tiền, thanh toán và nhận thanh toán, nhờ đó tránh được những rủi ro về tiền giả. Bạn luôn được sử dụng những dịch vụ tiện ích trên tài khoản như giao dịch trực tiếp tại quầy, giao dịch ngân hàng trực tuyến, giao dịch ngân hàng qua điện thoại, giao dịch bằng thẻ ATM tại máy rút tiền tự động và các điểm chấp nhận thẻ (POS).
Nếu bạn muốn hưởng lãi nhiều hơn trên số tiền nhàn rỗi nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn là giải pháp phù hợp với các kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm linh hoạt theo thời gian (từ 1 tuần đến 36 tháng), hoặc hình thức trả lãi phù hợp (trả lãi sau, trả lãi trước, lãi bậc thang luỹ tiến…). Với hình thức tiết kiệm này, bạn được khuyến khích rút tiền sau một thời gian nhất định đã thoả thuận với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, vì nếu rút trước thời hạn bạn sẽ bị phạt hoặc không được hưởng trọn vẹn lãi suất đã thoả thuận ban đầu.
Nếu còn trong kỳ hạn gửi tiền mà bạn cần gấp một món tiền để chi tiêu, thì sổ tiết kiệm có thể được phép cầm cố vay vốn. Tài khoản tiết kiệm còn được sử dụng để xác định khả năng tài chính cá nhân cho các nhu cầu du lịch, học tập ở nước ngoài.
Các yếu tố để bạn lựa chọn tài khoản ngân hàng:

Địa điểm

Một chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng gần nhà, hay công sở sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Hiện nay, một số ngân hàng đã giới thiệu dịch vụ giao dịch trực tuyến với những tiện ích tương tự như giao dịch trực tiếp, giúp bạn đỡ mất công hơn rất nhiều.

Thời gian giao dịch

Bạn có muốn tranh thủ giao dịch ngân hàng vào giờ nghỉ trưa hay ngày nghỉ cuối tuần? Việc ngân hàng mở cửa giao dịch vào những thời điểm bạn cần cũng là yếu tố quan trọng phù hợp với lịch làm việc của bạn.

Nhu cầu cá nhân

Xác định mục tiêu cũng như nhu cầu khi mở tài khoản ngân hàng. Với mục đích tiết kiệm, bạn cần tìm ngân hàng có lãi suất hấp dẫn. Với mục đích giao dịch thường xuyên, mở tài khoản ở ngân hàng có mạng lưới ATM và chi nhánh lớn, đồng thời có sự hỗ trợ của dịch vụ ngân hàng trực tuyến an toàn sẽ giúp bạn rất nhiều. Tuy nhiên, lựa chọn một ngân hàng uy tín với những sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy phải luôn là ưu tiên hàng đầu cho bạn.

Biểu phí phù hợp

Tìm một ngân hàng có các biểu phí dịch vụ phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy dạo một vòng thị trường ngân hàng để tìm ra ngân hàng thích hợp có thể đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn.
Độc giả quan tâm, gửi câu hỏi về thuongmai@vnexpress.net.
1. Thi viết comment: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai comment hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho comment hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
2. Giải thưởng câu hỏi hay: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai câu hỏi hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho câu hỏi hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
3. Cuộc thi "Trò chơi tỷ phú" dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10/6 đến 10/7, với hình thức thi thi trắc nghiệm dưới dạng hỏi đáp và sẽ có 100 câu hỏi, đáp án.
Tham gia cuộc thi, độc giả cần điền thông tin: Họ tên, CMND, e-mail, điện thoại, địa chỉ, giới tính, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, độc giả tham gia sẽ được trả lời 20 câu hỏi (được random trong 100 câu hỏi) trong thời gian 5 phút (có hiển thị đồng hồ thời gian). Sau khi độc giả trả lời xong 20 câu hỏi sẽ có thông báo điểm thưởng (một câu trả lời đúng có được 100 điểm thưởng). Mỗi độc giả chỉ được tham gia một lần. Tổng giá trị giải thưởng:20 triệu đồng.
Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 độc giả có số điểm cao nhất. Một điểm tương đương số tiền là 1.000 đồng. Hết một tháng diễn ra chương trình, độc giả vẫn có thể tham gia trò chơi (11/7 - 15/9), nhưng không có giải thưởng. Sau khi trả lời xong sẽ hiện ra đáp án. Độc giả có thể tham gia nhiều lần.
Chương trình được tư vấn bởi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

Habubank hết nợ nần và phát triển 29-05

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank skhông còn n nần.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank với hội nhập kinh tế

Hi nhp WTO- mt trang mi cho s phát trin kinh tế và xã hi Vit Nam. Vi tư cách là mt thành viên ca WTO, Vit Nam đng trước nhng cơ hi và thách thc vô cùng to ln. Các doanh nghip, các tp đoàn ln Vit Nam có dp được bước chân vào th trường thế gii, th trường ch dành cho nhng doanh nghip có năng lc cnh tranh ln mnh. Chính vì thế mun tn ti, các doanh nghip cũng như các tp đoàn cn phi n lc phát trin nâng cao năng lc kinh doanh ca mình đ có th đng vng trên trường quc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nm ngoài nhng mc tiêu chung đó.
habubank nợ nần

  Hi nhp trong nhng năm va qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiu nhng phát trin vượt bc, góp phn vào s tăng trưởng chung ca Vit Nam chúng ta. Hi nhp đã khuyến khích xut nhp khu tăng trưởng mnh, các hot đng này li kéo theo s phát trin ca dch v Thanh toán, dch v bo lãnh, dch v ngoi hi.. ti các Ngân hàng. Đ có th đng vng và vượt qua các th thách mt cách d dàng, các ngân hàng thương mi cn phi chun b cho mình mt tim lc v kinh tế, v uy tín cung ng dch v nhm cnh tranh được vi các ngân hàng trên thế gii.
  Không nm ngoài xu thế chung đó, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quc Vit nói riêng luôn phn đu đ đt được nhng mc tiêu n đnh, tiếp tc phát trin bn vng nâng cao v thế ca mình trên th trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát trin, Habubank đã tr thành mt ngân hàng vi b dày kinh nghim, tim lc con người di dào và tim lc tài chính ngày mt vng mnh. Habubank luôn sn sàng t hoàn thin mình và chun b đy đ hành trang n lc đi mi và phn đu không ngng đ vươn lên góp phn phc v đc lc cho s nghip công nghip hóa và hin đi hóa đt nước.
  Trong nhng năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quc Vit vi nhng n lc cung ng dch v cht lượng cao đã đt được nhng kết qu đáng khích l, đóng góp cho s phát trin ca toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nn tài chính Vit Nam nói chung. Các mng hot đng đu có s tăng trưởng hết sc kh quan và khi sc hơn c là các hot đng các mng dch v. Tuy nhiên đ có th duy trì được v thế ca mình, Habubank cn phi tăng cường phát trin các dch v trong hot đng Ngân hàng Doanh nghip như dch v Bo lãnh, tín dng, Thanh toán quc tế...

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Doanh nghiệp lo ngại 'đảo nợ' ngân hàng

Doanh nghiệp lo ngại 'đảo nợ' ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo ngại khi chủ nợ là một số ngân hàng yêu cầu phải đi vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ để trả ngân hàng (đảo nợ), sau đó mới được cho vay lại.

Trong một lần trao đổi với báo chí về tái cơ cấu nợ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, chỉ doanh nghiệp nào khó khăn tạm thời, hướng kinh doanh tốt trong thời gian tới, có khả năng trả nợ mới được ngân hàng cho cơ cấu lại nợ.
Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, ngân hàng này sẽ cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo hướng: cơ cấu lại các khoản vay, bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ cho doanh nghiệp; xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền; thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ; miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Song song với việc cơ cấu nợ, ông Tùng cho biết, BIDV sẽ tính toán giảm lãi suất. Cụ thể, doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng sẽ được vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm.
Một số ngân hàng yêu cầu con nợ phải vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ để đảo nợ tại ngân hàng. Ảnh minh họa
Còn ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietpostBank, tiết lộ, ngân hàng này sẽ xem xét tổng số nợ phải trả, các khoản thu khó đòi và thực lực vốn hàng hóa, hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng mua bán... Chỉ doanh nghiệp nào khó khăn trước mắt, và về lâu dài có đường hướng trả nợ tốt mới được xét cơ cấu nợ.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cũng cho biết, đang rà soát lại những khách hàng doanh nghiệp. Nếu đơn vị có nguồn hàng bán ra để thu về trả nợ sẽ được vay tiếp. Kể cả doanh nghiệp bất động sản cũng được xét cơ cấu lại nợ để cho vay tiếp, nếu dự án đầu tư đã bán được phần lớn, đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cho rằng, có rất nhiều doanh nghiệp tốt nhưng do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế mà rơi vào cảnh hàng hóa tồn kho, không bán được, những doanh nghiệp này cần được cơ cấu lại nợ, chu kỳ lãi vay.
Theo ông Ngân, việc các ngân hàng e ngại cơ cấu nợ làm tăng rủi ro là lẽ đương nhiên. Nhưng với những văn bản hướng dẫn trên của NHNN, chắc chắn khó khăn cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đuợc tháo gỡ.
Từ ngày 10/4, NHNN đã có văn bản số 2056 yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp. Nhưng đến nay, đa phần các ngân hàng vẫn rất ngại tái cơ cấu nợ do lo ngại rủi ro. Cũng chính vì lý do này, nhiều ngân hàng đã tái cơ cấu nợ bằng cách “đảo nợ”.
Chị Hà Anh, chủ một nhà hàng lớn tại Hà Nội cho hay, giữa tháng trước, chị phải vào Sài Gòn để giải quyết khoản nợ quá hạn 500 triệu đồng với một ngân hàng cổ phần. Ngay khi gặp mặt, trưởng bộ phận chi nhánh của ngân hàng này đã đặt vấn đề luôn: chị nên vay bên ngoài để trả vào ngân hàng khoản nợ trên. Ngân hàng cam kết chỉ 3 ngày sau khi trả nợ, sẽ làm hồ sơ cho chị vay lại khoản tiền trên.
“Tôi thuyết phục họ khó khăn của tôi chỉ là tạm thời, nhà hàng vẫn cho doanh thu tốt nhưng không được. Tôi đành liều vay “nóng” bên ngoài với lãi suất 5%/tháng để trả. Sau đó tôi phải làm thủ tục để vay của một ngân hàng khác với lãi suất thấp hơn”- chị Hà Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Phó giám đốc một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, kể: Ngân hàng cũng bắt công ty vay vốn ở ngoài để trả khoản nợ 1,2 tỷ đồng, với lãi suất 20%/năm. Sau đó, ngân hàng hứa sẽ cho vay lại khoản vốn này với lãi suất 16,5%/năm. Vay chợ đen với lãi cắt cổ để trả nợ ngân hàng mà không chắc chắn sau đó có được vay lại vốn rẻ từ ngân hàng hay không, thôi thà chịu lãi phạt, còn hơn đảo nợ kiểu đó.
Còn theo nhận định của phó TGĐ Tập đoàn Sơn Hà Nguyễn Quang, trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải đảo nợ bằng cách vay lãi cắt cổ bên ngoài. "Với cách đảo nợ này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, nếu sau khi vay lãi bên ngoài trả nợ cho ngân hàng nhưng ngân hàng không cho vay lại”, ông nói.
Theo văn bản số 2506 ngày 24/4 của NHNN, tiêu chí để được cơ cấu nợ gồm: Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi vốn vay, nhưng được đánh giá có khả năng trả nợ thì sẽ được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay.
Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
(Theo Tiền Phong)

Tín dụng thụt lùi, ngân hàng gặp khó

Tín dụng thụt lùi, ngân hàng gặp khó

Toàn ngành, tín dụng cho vay âm gần 2%, mặc dù lãi suất đã giảm và ngân hàng liên tục khuyến mãi.

Tại đại hội cổ đông của HDBank, nói về tình hình kinh doanh tín dụng trong 3 tháng đầu năm nay, ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, trước bối cảnh khó khăn của thị trường và nằm trong tình hình chung của toàn ngành, dư nợ trong quý I của HDBank đã âm đến 5%.
Hiện, tỷ lệ nợ xấu của HD Bank đến cuối năm qua được kiểm soát dưới 1,63%, nhưng theo ông Đặng, con số này đã tăng lên so với cuối năm 2010. Mục tiêu kiểm soát nợ xấu của HDBank trong năm nay là dưới 2,5%, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhận được là 10%.
Đến giữa tháng 4, tăng trưởng tín dụng của OCB cũng âm tới 2%. Ảnh minh họa.

Tổng giám đốc OCB, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, để thu hút được những khách hàng tiềm năng, lãi suất đầu ra phải điều chỉnh theo xu hướng giảm dần, nhưng muốn tăng được dư nợ trong lúc này cũng rất khó. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Đồng thời, những nhà sản xuất - kinh doanh có dự án khả thi cũng chưa muốn tiếp cận vốn vay khi mặt bằng lãi suất vẫn trên mức kỳ vọng. Trong khi đó, bản thân ngân hàng phải cảnh giác với tình trạng nợ xấu. Theo ông Tuấn, xu hướng nợ xấu đang gia tăng và đây chính là điều đáng lo ngại nhất khi cung ứng vốn.
Với chỉ tiêu tín dụng năm 2012 ở mức 15%, DaiA Bank cho biết, ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngay từ những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình hình tăng trưởng dư nợ của DaiA Bank chỉ đạt mức thấp. Trong khi đó, ngân hàng đã từng bước giảm lãi suất cho vay và triển khai cả sản phẩm cho vay thế chấp 150 triệu đồng.
Đối với khối ngân hàng cổ phần quy mô lớn, tuy tăng trưởng dư nợ gần 4 tháng đầu năm nay không âm, nhưng hoạt động cho vay cũng rất khó khăn. Theo DongA Bank, 3 tháng đầu năm nay, tín dụng của ngân hàng chỉ tăng 3%, còn vốn huy động tăng trưởng ở mức 4% so với cuối năm 2011.
Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải cho biết, khó có thể đẩy mạnh dư nợ tín dụng trong bối cảnh hiện nay, khi sức mua của thị trường giảm mạnh. Các doanh nghiệp chỉ vay vốn cầm chừng, chưa có ý định đầu tư mới cho việc sản xuất - kinh doanh. Còn những khách hàng bất chấp lãi suất cao, vay bằng mọi giá cũng rất hãn hữu. Đồng thời, bản thân ngân hàng cũng lo ngại nợ xấu nên hạn chế cấp tín dụng đối với các khách hàng này.
Hiện ACB không chỉ cung ứng vốn cho doanh nghiệp tái cấu trúc tài chính mà còn đẩy mạnh cho vay đối với khối cá nhân, trong đó có cả cho vay tín chấp… Tuy nhiên, ông Hải cho biết, để tăng trưởng tín dụng lúc này là không dễ. “Có thể đến tháng 9/2012, tình hình tín dụng sẽ được cải thiện hơn khi sức mua của thị trường tăng lên và mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần”, ông Hải nói.
(Theo Đầu tư chứng khoán)