Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Dễ dàng du học Đức với tài khoản VietinBank

Với mạng lưới rộng khắp Việt Nam cùng 2 Chi nhánh tại CHLB Đức, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng Việt Nam đầu tiên ra mắt sản phẩm tài khoản du học Đức với nhiều tiện ích vượt trội…
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Du học tại Đức: Thật đơn giản!
Các thủ tục xin cấp VISA để đi du học tại CHLB Đức là vấn đề được nhiều phụ huynh, học sinh, sinh viên đặc biệt quan tâm. Theo quy định của Đại sứ quán Đức, điều kiện bắt buộc để một sinh viên có thể nộp hồ sơ xin VISA du học tại Đức là cần có sự chứng minh về tài chính cho thời gian cư trú tại Đức. Cụ thể là mỗi sinh viên phải nộp kèm theo hồ sơ xin cấp VISA 01 Giấy chứng nhận số dư tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu theo quy định của Đại sứ quán Đức trong từng thời kỳ. Đây phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) để mỗi tháng chỉ được rút một số tiền nhất định phục vụ chi tiêu.
Do đó, để có Giấy chứng nhận này, du học sinh Việt Nam hiện đang phải thực hiện  nhiều thủ tục mới có thể mở được tài khoản tại một Ngân hàng Đức: phải gửi hồ sơ qua đường bưu điện từ Việt Nam sang Đức để xin mở tài khoản, xác thực thông tin người mở tài khoản, mở tài khoản, rồi lại chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức…tốn nhiều thời gian mới có thể hoàn tất đầy đủ thủ tục.
Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại Đức với 2 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin, VietinBank vừa chính thức ra mắt sản phẩm tài khoản du học Đức. Tài khoản này do VietinBank - Chi nhánh Đức mở cho công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu xin cấp VISA để du học tại CHLB Đức. Đây là tài khoản tiền gửi thanh toán bằng EUR dưới hình thức tài khoản phong toả theo quy định. Sản phẩm này đã được Đại sứ quán Đức đánh giá cao, bởi nó sẽ hỗ trợ tích cực để các du học sinh Việt Nam đi du học tại Đức một cách dễ dàng.

Tiết kiệm chi phí, thời gian
Khách hàng có thể nộp hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để mở tài khoản VietinBank Chi nhánh Đức tại bất kỳ Chi nhánh nào của VietinBank trên khắp 63 tỉnh, thành Việt Nam và được hướng dẫn đầy đủ, thực hiện xác thực thông tin người đề nghị mở tài khoản, hỗ trợ chuyển hồ sơ sang Đức để mở tài khoản. Từ đó, khách hàng được cấp Giấy xác nhận số dư tài khoản để hoàn tất thủ tục xin cấp VISA tại Đại sứ quán Đức.
Đặc biệt, thời gian thực hiện các thủ tục tại VietinBank rất nhanh chóng: khách hàng chỉ mất tối đa 2 ngày để mở tài khoản tại Đức và tối đa 2 ngày để chuyển tiền và xác nhận số dư tài khoản. Thực hiện các thủ tục ngay tại Việt Nam, khách hàng sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí dịch vụ (mở tài khoản, chuyển tiền, phí bưu điện). Nếu không được Đại sứ quán chấp thuận cấp VISA du học, khách hàng sẽ nhanh chóng được đóng tài khoản và hỗ trợ chuyển tiền về Việt Nam trong vòng 1 tới 2 ngày.
Hồ sơ đăng ký mở tài khoản bao gồm: Hộ chiếu hiệu lực tối thiểu 6 tháng; Hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân; Giấy báo nhập học hoặc Giấy chứng nhận đăng ký trước suất học tại một trường của Đức hoặc giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học Đại học/Cao đẳng.
Hơn thế, VietinBank còn hỗ trợ cho vay chi phí du học (bao gồm khoản tiền chuyển sang Đức và các chi phí du học khác) với mức cho vay lên tới 70% tổng chi phí và thời gian cho vay tối đa bằng thời gian khóa học cộng thêm 3 năm. Ngoài ra, khách hàng còn được hỗ trợ cung ứng EUR, được phát hành thẻ ATM, được sử dụng Internet Banking, các dịch vụ trọn gói khác trong suốt quá trình du học.

Thuế nhập khẩu 10% với xe chở tiền

Theo Thông tư số 119/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính bổ sung nhóm hàng Xe thiết kế chở tiền (Nhóm 98.23) vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 157. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho nhóm hàng này là 10%.
Điều kiện để nhóm hàng này được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là: Có xác nhận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đảm bảo tiêu chuẩn xe thiết kế chở tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Đối tượng sử dụng loại xe thiết kế chở tiền là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Doanh nghiệp nhập khẩu xe thiết kế chở tiền khi nhập khẩu, ngoài các chứng từ quy định chung đối với hàng hoá nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan xác nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đáp ứng tiêu chuẩn xe thiết kế chở tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...
Đối với các lô xe thiết kế chở tiền nhập khẩu từ ngày 1/8/2012 trở đi nếu đáp ứng các điều kiện về đối tượng sử dụng và có văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đảm bảo đủ điều kiện là xe thiết kế chở tiền được thực hiện phân loại và tính thuế nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 119.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 3/9/2012.

Tăng lên 9 triệu khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân

Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành
Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.
Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.
Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.
Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.
Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.
Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.
Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.
Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.
Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.
Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.
Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .
Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.
Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.
Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc
Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.
Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.
Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.
Bậc 7, thu nhập chịu thuế từ 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế suất 35%.
Biểu Thuế Thu nhập cá nhân hiện hành
Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/tháng
(trđ)
Thuế suất (%)
1

Đến 5
5
2

Trên 5 đến 10
10
3

Trên 10 đến 18
15
4

Trên 18 đến 32
20
5

Trên 32 đến 52
25
6

Trên 52 đến 80
30
7

Trên 80
35
Trong khi trước đó, dự thảo ban đầu đã đưa ra phương án giảm biểu thuế lũy tiến xuống 6 bậc và bỏ thuế suất 35%. Trong đó, bậc 6 là giới hạn thu nhập chịu thuế từ 52 triệu trở lên nộp thuế suất 30%.
Lý giải của Bộ Tài chính khi đó cho rằng, thuế suất 35% là quá cao, không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động và sẽ khó thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao ở nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang có lộ trình giảm dần, từ mức 25% hiện nay xuống 22-23% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. Do vậy, bỏ thuế suất 35% thuế thu nhập cá nhân là nhằm tương ứng với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các ý kiến phản biện từ Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, để khuyến khích người dân nộp thuế thì cần hạ mức thuế suất bậc 1 xuống còn 2-3% thay vì 5%. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập giữa các bậ thuế cần giãn ra như bậc 1 có thể từ 0-15 triệu đồng/tháng thay vì chỉ 5 triệu đồng/tháng như hiện nay.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Ngân hàng đang “xơi” 6% chênh lệch lãi suất?

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định hướng lãi suất tiền vay ngắn hạn giảm về 15%/năm đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, cần phải giảm lãi tiền vay ngắn hạn xuống 8%/năm, trung dài hạn 12%/năm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Trong bối cảnh hiện nay, mong muốn này có trở thành hiện thực?

Định hướng lãi vay 15%/năm, trong khi lãi tiền gửi chỉ 9%/năm của Ngân hàng Nhà nước đang dấy lên khúc mắc: ngân hàng đang “xơi” 6%/năm, trong khi doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Thực hư con số này như thế nào?

Ngân hàng đang “xơi” 6%?

Theo phân tích của một chuyên gia ngân hàng, giả định trong số 100 đồng mà tổ chức tín dụng huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, lãi suất 9%/năm thì theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, mức trích lập dự phòng rủi ro VND kỳ hạn này phải là 3%; dự trữ thanh khoản 10%, còn 87%, hay 87 đồng.

Như thế, lãi suất thực của một đồng vốn huy động để cho vay ra chưa tính các chi phí khác là: 9% : 87% = 10,34% (1) và một khoản khác mà tổ chức tín dụng phải chi là dự phòng chung 0,75% trên mỗi đồng vốn huy động (2). Lấy (1) + (2), sẽ bằng 11,09%.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn phải chi một loạt chi phí như: khấu hao tài sản đầu tư, thiết kế sản phẩm tiền gửi, thuê phòng giao dịch, đường truyền mạng, thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm... tiền lương, đều phải tính vào giá vốn và được phân bổ vào trong đó dù co kéo đến mấy thì khoản này cũng tương đương 1% đối với mỗi đồng vốn huy động được.

Tóm lại, chi phí thực tế trên mỗi đồng vốn mà tổ chức tín dụng huy động được lên tới 12,09% và so với lãi vay bị Ngân hàng Nhà nước “định hướng” là 15%/năm thì phần chênh lệch thực tế giữa huy động và cho vay mà ngân hàng thương mại giữ lại, tất nhiên chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,91% chứ không phải 6% như nhiều người vẫn đề cập.

So với các loại hình đầu tư khác, tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn/năm chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ ở mức 2,91% là quá thấp.

Thứ hai, thêm một yếu tố không thể không tính đến là các khoản tiền gửi trước đây có kỳ hạn 3 - 4 tháng đã thỏa thuận lãi suất phải trả khách hàng là 12% - 13% - 14%/năm thì kể cả khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất tiền gửi 9% thì ngân hàng thương mại cũng không thể điều chỉnh ngay xuống mức này.

Bởi lẽ, không một khách hàng nào chấp thuận yêu cầu đó, nhất là trong điều kiện khát vốn như thời gian qua, những khách hàng nắm giữ tiền tỷ trở lên thường xuyên so đo, mặc cả từng đồng với ngân hàng. Do vậy, ngân hàng thương mại vẫn phải trả lãi khoản tiền gửi đó như đã cam kết trong hợp đồng, sau đó mới có thể điều chỉnh giảm lãi theo yêu cầu hiện nay của Ngân hàng Nhà nước.

Chưa kể, trong hầu hết các hợp đồng tiền gửi hiện nay đều có kỳ hạn từ 1 - 3 tháng với lãi suất đầu vào bình quân trên 11% - 13%/năm, thậm chí có nhiều món lên tới 15%/năm, nhất là những ngân hàng yếu thanh khoản. Vậy nên, so với mức trần lãi suất tiền vay ngắn hạn 15%/năm, không gian để ngân hàng thương mại cân đối lời lãi là chật hẹp.

Thứ ba, ngoài các thành tố liên quan đến chi phí vốn như nói trên, trong quá trình hoạt động, mỗi một khoản tín dụng bắt đầu từ nhóm 2 đến 3,4,5 đều phải trích lập theo quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, đủ thấy những ngày này, ngân hàng thương mại đang phải co kéo từng đồng để vừa duy trì hoạt động, vừa đạt chỉ tiêu lợi nhuận mà Hội đồng Quản trị đã ra nghị quyết cũng như giảm lãi suất tiền vay để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống đang ở mức rất cao.

Cơ hội của sàng lọc

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán Ngân hàng Nhà nước phân tích, nếu đặt câu chuyện giảm lãi suất trong các mối liên hệ với thị trường vốn sẽ thấy một vấn đề hết sức đáng lo ngại. Thị trường vốn Việt Nam hiện rất chông chênh do toàn bộ gánh nặng đều đổ dồn lên hệ thống ngân hàng.

Trước hết, do ngân hàng gánh vác toàn bộ chức năng thị trường vốn nên phần lớn các doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ vốn quá thấp và không chịu nổi mỗi khi lạm phát bùng phát, Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt tiền tệ như từng diễn ra khá nhiều lần kể từ 2008 đến nay.

Điều này trái ngược hoàn toàn so với hệ thống ngân hàng các nước phát triển. Ở đó, không bao giờ ngân hàng cho vay doanh nghiệp khi mà hệ số tự tài trợ quá thấp như ở Việt Nam. Các quốc gia này xếp hạng doanh nghiệp rất cụ thể, rõ ràng và mức tài trợ cũng tương thích với sự xếp hạng đó theo nguyên lý: rủi ro càng cao thì lãi suất phải cao.

Hai là, nhiều năm gần đây, việc cấp phép thành lập doanh nghiệp quá dễ dãi, thiếu sự cân nhắc đã tạo ra sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quá lớn trong một thời gian không dài, trong khi số doanh nghiệp có thực lực tài chính tốt không nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp vốn tự có chỉ vài chục triệu nhưng vẫn cứ thành lập và khai vống vốn điều lệ lên, sau đó, tìm mọi cách chạy dự án và vay mượn ngân hàng hoặc bên ngoài.

Một bằng chứng là trên cả nước có bao nhiêu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao? Thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam vẫn bị S&P xếp hạng ở mức đầu cơ, vào nhanh và rút thật nhanh thay vì cần có nhiều dự án đầu tư dài hạn hơn nữa.

Các doanh nghiệp Việt Nam ra sàn xếp hạng quốc tế vẫn bị xếp hạng thấp hơn hoặc ngang bằng xếp hạng quốc gia. Ngay cả những doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vincom hay Vietinbank khi phát hành trái phiếu quốc tế đều phải chịu lãi suất rất cao.

Cụ thể, theo bản tin nghiên cứu thị trường của BIDV thì từ đầu năm đến nay, lãi suất trái phiếu quốc tế của Vietinbank lên tới 8,25%/năm trong khi lãi suất USD trong nước khoảng 5%/năm; hay, ba đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Vincom (gồm185 triệu USD, 115 triệu USD và trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm) lãi suất lên tới 11%/năm.

Nhưng, trước tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt hiện nay thì thái độ ứng xử của nhà nước phải như thế nào? Bà Hương cho rằng, với tình hình kinh tế thế giới như hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn chưa bộc lộ hết mức đáy. Và đây là điều kiện tốt nhất để tái cơ cấu và sàng lọc doanh nghiệp.

Theo đó, các bộ ngành quản lý cần phân loại doanh nghiệp theo 3 cấp độ: ngoài những doanh nghiệp tốt mà các ngân hàng đang tìm mọi cách giữ chân họ thì với những doanh nghiệp có triển vọng vượt qua khó khăn, nếu có phương án/dự án kinh doanh khả thi thì ngân hàng nên bơm vốn. Ngược lại, những doanh nghiệp đã phá sản và nguy cơ phá sản cận kề thì phải giải quyết cho phá sản.

Theo Nguyễn Hoài
VNeconomy

Đến lượt khối ngân hàng thấm đòn?

Trước đây, trong khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bi đát, do lãi suất đi vay cao thì các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn lãi cao.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Nhưng quý 2/2012, lợi nhuận của một loạt ngân hàng bắt đầu giảm mạnh do phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

Vietinbank, Vietcombank trong quý 2/2012 đã ghi nhận tới 3.900 tỉ đồng nợ có khả năng mất vốn; con số này của Vietinbank là 2.254 tỉ đồng, tăng mạnh so với con số đầu năm.

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM được công bố đều tăng so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, nhiều khả năng đây vẫn chưa phải các con số cuối cùng do sự linh hoạt trong cách phân loại nợ, nên các NHTM theo cách hạch toán của riêng mình có thể vẫn có nhiều khoản nợ chưa chuyển thành nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn.
Nếu tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao thì lợi nhuận của các NHTM trong sáu tháng cuối năm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Trong sáu tháng đầu năm 2012, NHNN liên tiếp hạ trần lãi suất huy động, song trần lãi suất cho vay lại thả nổi và không có chỉ đạo. Do vậy, nhiều NHTM vẫn có được lợi nhuận đáng kể nhờ sự chênh lệch này.

Tuy nhiên, hiện tại NHNN đã chỉ đạo lãi suất cho vay về dưới 15%/năm, và ngay cả các khoản cho vay cũ cũng điều chỉnh lãi suất cho vay xuống 15%. Đặc biệt vì tình hình nợ xấu tăng cao, nhiều NHTM chủ động hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng vay vốn có chất lượng.
Thêm vào đó, một yếu tố lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM chính là các khoản lãi và phí phải thu có thể chưa thu được do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không trả được gốc và lãi. Mặc dù so với quý 4/2011, các khoản lãi và phí phải thu quý 2/2012 đã giảm khoảng -0,17%. Nhưng đây thuần tuý là vấn đề chu kỳ, vì thông thường trong các tháng cuối năm thanh khoản tiền mặt của doanh nghiệp căng thẳng hơn, khiến cho các NHTM chấp nhận cho các doanh nghiệp trả lãi và phí chậm.
Nếu so với cùng kỳ quý 2/2011 thì giá trị các khoản lãi và phí phải thu tăng tới 25,59%. Và quan trọng hơn, các tỷ lệ “lãi và phí phải thu trên thu nhập từ lãi” cũng như “lãi và phí phải thu trên thu nhập lãi thuần” cũng đều tăng lên. Điều này có nghĩa là nhiều khoản lãi phải thu mà các NHTM có thể rất khó thu được, cũng đã được các NHTM hạch toán vào thu nhập từ lãi để làm tăng lợi nhuận trong quý 2 vừa rồi.

Theo Nguyên Minh Cường
SGTT

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn

Có một góc bị khuyết đi trong lợi nhuận của ngân hàng lớn, bên cạnh những yếu tố tác động chính là nợ xấu, dự phòng cao, tín dụng thấp…

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
và VietinBank, đều có những điểm chung: lợi nhuận trước hợp nhất 6 tháng đầu năm đều giảm đáng kể so với cùng kỳ 2011, đặc biệt là VietinBank; nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao; tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí VietinBank giảm 3,1%; và cả hai đều đang đứng trước thách thức rất lớn trong việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay.

Những điểm chung trên cũng đã giải thích cho kết quả lợi nhuận. Song, có một góc khuyết thể hiện khi ngồi lật lại dữ liệu thống kê giao dịch chung của hệ thống. Góc khuyết này có ở nguồn thu trên thị trường liên ngân hàng.

Những năm vừa qua, thị trường liên ngân hàng là một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng dư giả vốn, ưu thế là các ngân hàng lớn, tập trung kinh doanh. Khó khăn thanh khoản hệ thống thường trực, các “ông lớn” trở thành những con thoi tiếp vốn. Một mặt, họ làm tốt vai trò cứu trợ, hỗ trợ thanh khoản hệ thống; nhưng mặt khác, lãi suất cho vay nhiều thời điểm khủng khiếp trên thị trường này tạo nên nguồn lợi lớn. Ngược lại, những ngân hàng nhỏ khó khăn thanh khoản phải méo mặt với chi phí vay mượn đắt đỏ…

6 tháng đầu năm 2012, tình hình đã khác. Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn nằm ở đây.

Rà soát lại dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước quãng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ đầu năm 2011 đến kết thúc quý 2/2012 cho thấy những so sánh đáng chú ý, góp thêm một giải thích về lợi nhuận kém đi của các ông lớn nửa đầu năm nay, nhất là trong quý 2/2012.

Về quy mô giao dịch, xét riêng mức giao dịch bình quân bằng VND mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2011 khá ổn định, có từ 22.000 - 26.000 tỷ đồng/ngày; lãi suất giao dịch bình quân phổ biến quanh 13 - 14%/năm, có những giao dịch có thể 16 - 17%/năm nhưng không ghi nhận trong dữ liệu thống kê. Quãng thời gian này, các ngân hàng lớn dư giả vốn vẫn kiếm được.

Cuối năm 2011 đến đầu quý 1/2012, mùa gặt vàng trên liên ngân hàng thể hiện, khi quy mô giao dịch đột biến với bình quân giao dịch bằng VND từ 30.000 - 51.000 tỷ đồng/ngày; lãi suất bình quân ghi nhận tới 17% - 21%/năm tùy kỳ hạn. Đây là quãng giao dịch gắn với khó khăn thanh khoản nổi bật trong hệ thống, cũng là quãng hai mặt nói trên của ngân hàng dư giả vốn thể hiện rõ, và đi cùng là cái giá đắt đỏ cho ngân hàng nhỏ thiếu vốn.

Nguồn thu trên liên ngân hàng tiếp tục tốt cho đến cuối quý 1/2012. Nhưng từ tháng 4, cả quy mô giao dịch và lãi suất thu được sụt giảm nhanh chóng cho đến hết quý 2/2012. Góc khuyết đối với lợi nhuận ngân hàng lớn thể hiện rõ trong quãng giao dịch này, mà thị trường vẫn có thông tin ứ vốn, khó cho vay ra, hay một phần thể hiện là sau một thời gian dài lãi suất huy động thị trường 1 của các ông lớn mới chịu nhượng bộ các ngân hàng nhỏ một cách rõ rệt như vậy.

Dữ liệu thống kê cho thấy, quý 2/2012, quy mô giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng giảm nhanh và ổn định từ 22.000 - 26.000 tỷ đồng/ngày, không còn phổ biến trên 30.000 - 50.000 tỷ đồng/ngày như trước đó. Đặc biệt lãi suất bình quân nhận được giảm rất mạnh, nhất là trong tháng 5, chỉ xoay quanh 3 - 5%/năm ghi nhận ở các kỳ hạn ngắn (nhóm kỳ hạn chiếm tỷ trọng chi phối). Thậm chí có nhiều giao dịch được gọi là “như cho không”, khi lãi suất dưới cả 1%/năm, hay mốc 0,5%/năm mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dẫn chứng khi giải trình trước Quốc hội.

Tất nhiên, so sánh về yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến nguồn thu giữa các giai đoạn ở trên cần đối chiếu với lãi suất đầu vào. Song riêng quý 2/2012, lãi suất trên liên ngân hàng thấp hơn hẳn so với lãi suất huy động trên thị trường 1 và trạng thái này kéo dài.

Cả khối lượng và chất lượng (lãi suất) đều bị gọt đi rất lớn như vậy, lợi nhuận trong quý 2/2012 của các “ông lớn” bị khuyết đi so với trước đó riêng trên thị trường liên ngân hàng là rõ ràng. Trùng hợp (đương nhiên) là, theo Ngân hàng Nhà nước, trong quý 2/2012 vấn đề thanh khoản của hệ thống đã được xử lý tốt, đồng nghĩa với cơ hội kiếm lời từ các ngân hàng nhỏ khát vốn đã hẹp đi.

Hiện vẫn còn những con thoi chủ lực trên liên ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng 2012 nên chưa định hình được toàn diện góc khuyết đó. Song, một tính toán tại một ông lớn cho thấy 6 tháng đầu năm nay cho vay thị trường liên ngân hàng giảm tới gần 49% so với cùng kỳ 2011 thì rõ ràng một nguồn thu quen thuộc đã bị khuyết đi.


Quy mô giao dịch bình quân mỗi ngày bằng VND trên thị trường liên ngân hàng (đơn vị: tỷ đồng; tính trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước)


Lãi suất VND trên liên ngân hàng một năm trở lại đây (đơn vị: %, nguồn: MSB)

ABBank ưu đãi dành cho vay cá nhân

ABBank ưu đãi dành cho vay cá nhân

Từ nay đến hết ngày 2/9, Ngân hàng An Bình (ABBank) triển khai chương trình "Thỏa sức tiêu dùng - an tâm kinh doanh" dành cho vay cá nhân với lãi suất ưu đãi 13-15% một năm.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện vay vốn và được giải ngân trong khoảng thời gian đến ngày 2/9, thời hạn vay từ 12 tháng trở lên sẽ được áp dụng ngay các mức lãi suất ưu đãi như: áp dụng mức lãi suất 13% một năm đối với nhóm sản phẩm cho vay kinh doanh (bao gồm cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động). Đối với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp, ngân hàng áp dụng mức lãi suất 13,5% một năm cho sản phẩm vay mua hoặc xây sửa nhà và mức lãi suất 15% đối với sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng có thế chấp.
Đồng thời, khách hàng tham gia chương trình "Thỏa sức tiêu dùng - An tâm kinh doanh" sẽ được ngân hàng miễn 100% phí mở thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế ABBank Visa, miễn phí đăng ký dịch vụ Online Banking hoặc SMS Banking.
Với ưu đãi giảm lãi suất cùng chính sách cho vay đơn giản, linh hoạt, ngân hàng mong muốn khách hàng sẽ tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn, nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
(Nguồn: ABBank)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Habubank hết nợ nần tiếp tục phát triển

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong năm 2010 công bố sáng nay (18/7), tỷ lệ nợ nần tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vượt 10%.

Cụ thể, tỷ lệ nợ nần cho vay đầu tư phát triển là 12,05%, cho vay xuất khẩu là 13,42% (chưa bao gồm nợ nần của Chương trình Cuba và Tàu biển Vinashin), tính theo niên độ ngân sách năm 2010. Bên cạnh đó, các khoản cho vay của VDB có khả năng thu hồi nợ khó, nợ đến hạn ngày càng gia tăng.

Kết quả kiểm toán còn cho biết, VDB cho vay thương mại ngoài các chương trình cho phép dẫn đến lỗ 18,1 tỷ đồng, nợ quá hạn 438 tỷ đồng. VDB còn góp vốn và cho Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam vay nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đánh giá của Kiểm toán Nhà nước cho hay.

Về Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), Kiểm toán Nhà nước đánh giá VBSP còn cho vay sai đối tượng, ủy thác cho các tổ chức xã hội thực hiện cho vay nhưng lại chưa có cơ chế giám sát, kiểm tra và quy trách nhiệm khi có sai sót.

Nợ nần của VBSP đến 31/12/2010 chiếm 1,2% dư nợ (nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,22%.

Cũng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, nợ nần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2010 là 2,91%, từ mức 2% năm 2009. Trong khi nợ nần của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tính đến hết năm 2010 là 1,27%, từ mức 0,61% một năm trước đó.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

DATC muốn 'cứu' nợ nần ngân hàng

DATC muốn 'cứu' nợ nần ngân hàng

Ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho rằng, không nên thành lập một công ty mua bán nợ hoàn toàn mới trực thuộc Ngân hàng Nhà nước mà chỉ cần nâng cấp DATC là đủ.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

- Một số người nghi ngại về khả năng cáng đáng số nợ nần của công ty mua bán nợ quy mô vốn 100.000 tỷ đồng, quan điểm của ông như thế nào?

habubank hết nợ nần
Ông Phạm Mạnh Thường cho rằng chỉ cần 30.000 - 40.000 tỷ đồng tiền mặt là đủ để xử lý nợ nần ngân hàng. Ảnh: ĐTCK
- Tôi nghĩ cần phân định rõ thông điệp 100.000 tỷ đồng này là số tiền cần có cho công ty mua bán nợ hoạt động, hay đó là số nợ nần mà đơn vị này phải xử lý. Giả sử, nợ nần hiện tại đúng là 10%, với tổng mức dư nợ tín dụng toàn hệ thống ước đạt 2,7 triệu tỷ đồng, thì nợ nần sẽ rơi vào khoảng 270.000 tỷ đồng. Theo lý thuyết, khoản kinh phí xử lý bằng một phần ba số đó, cỡ khoảng 100.000 tỷ, là có thể giải quyết được, bởi tỷ lệ chiết khấu bình quân mua nợ nần theo kinh nghiệm DATC vào khoảng 60 - 70%.
Tuy nhiên, theo tôi, không nhất thiết phải bỏ ra một khoản tiền mặt lớn tới 100.000 tỷ đồng. Ta có thể thanh toán khoảng một phần ba bằng tiền mặt và hai phần ba bằng phát hành trái phiếu kỳ hạn 5-7 năm cho ngân hàng bán nợ nần, tương đương khoảng 30.000 hoặc 40.000 tỷ đồng tiền mặt là đủ.
Tôi cho rằng, trách nhiệm chính trong xử lý nợ nần vẫn thuộc về từng ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng giải quyết số nợ này, không thể đẩy cho người khác được, Nhà nước và xã hội chỉ hỗ trợ, chia sẻ. Phát hành trái phiếu chính là một cách để ngân hàng có ý thức và gánh trách nhiệm xử lý các khoản nợ nần của họ.
- Vậy quan điểm của ông ra sao về việc thành lập một công ty mua bán nợ hoàn toàn mới?
- Đây là lúc Nhà nước phải ra tay nếu không muốn phải trả giá về sau và công cụ cần có là một tổ chức xử lý nợ quốc gia. Tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định 5 – 7 năm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ hay chuyển hướng hoạt động.
Tuy nhiên, việc thành lập một công ty mua bán nợ sẽ tốn thời gian và giải quyết “hậu mua bán nợ” cũng là vấn đề cần tính tới. Cần vài năm mới có được một bộ máy và khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để vận hành trơn tru.
Đào tạo con người có kỹ năng chuyên sâu lại càng cần nhiều thời gian hơn nữa, mà chưa chắc đã thành công. Chỉ xét về yếu tố tâm lý, liệu có bao nhiêu người có thể sẵn sàng định giá được nợ nần, có đủ khả năng lập phương án xử lý, hay có kỹ năng để đàm phán và quyết định một giao dịch với giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mà không e ngại điều gì? Điều này rất khó và cần phải cân nhắc.
Vậy nên các cơ quan Nhà nước liên quan nên ngồi lại để bàn bạc việc này. Tốt hơn hết là điều chỉnh vấn đề ngân quỹ và cơ chế hoạt động liên quan giúp một công ty có sẵn như DATC hoạt động như một tổ chức xử lý nợ quốc gia để đảm trách nhiệm vụ này.
- Ông nhìn nhận thế nào nếu nhiều người nói rằng DATC không đủ năng lực để trở thành công ty mua bán nợ nần quốc gia?
- Cần có cái nhìn lịch sử và đặt sự việc trong thế vận động liên hoàn của thời cuộc. DATC không phải được sinh ra để gánh giúp ngân hàng khối nợ nần hàng trăm ngàn tỷ đồng như hiện nay nên thiết kế ban đầu tuy vẫn là mua và xử lý nợ nần nhưng theo những triết lý khác.
Tuy nhiên, chúng tôi đã có bộ máy hoàn thiện, có những cán bộ đủ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu về giải quyết tình hình nợ nần hiện nay. Ở nhiều khía cạnh, DATC đã có dáng dấp của một tổ chức xử lý nợ quốc gia, nay chỉ cần xác lập lại mục tiêu, có những thay đổi trong tư duy của nhà quản lý và những sửa đổi cơ chế chính sách liên quan là DATC có đủ khả năng làm tốt ngay được nhiệm vụ.
- Cũng có nhiều ý kiến lo ngại DATC là công ty sử dụng vốn nhà nước, mà như thế là dùng tiền của dân để cứu ngân hàng?
- Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước không phải là cơ quan độc lập với Chính phủ như nước ngoài, mà là một phần của Chính phủ. Như thế, nếu công ty mua bán nợ này hoàn toàn thuộc Ngân hàng Nhà nước thì nguồn tiền cuối cùng vẫn từ Nhà nước, vẫn từ tiền thuế của dân đóng góp. Và, nói gì thì nói, không thể không dùng tiền của Nhà nước để xử lý nợ nần được, nếu không muốn thấy một sự đổ vỡ mang tính hệ thống khi tiếp tục để nợ nần tích tụ lâu dài.
- Dự kiến mất bao lâu để DATC có thể xử lý hết khoản nợ nần này?
- Nhiều nước trên thế giới, như Malaysia, Thái Lan hay Hàn Quốc chẳng hạn, họ cần khoảng thời gian là 7-10 năm để xử lý nợ nần do khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Ở Việt Nam, nếu xác lập được mô hình hoạt động hợp lý và có những thay đổi tích cực về cơ chế chính sách thì có lẽ cần thời gian khoảng 1 - 2 năm để mua hay tiếp nhận hết nợ nần của ngân hàng.
Đồng thời, cần khoảng 3 - 5 năm để xử lý hết số nợ nần này tại các doanh nghiệp mắc nợ. Nhớ rằng, việc xử lý nợ nần không chỉ ở tại đầu các ngân hàng chủ nợ, mà quan trọng hơn còn lại việc xử lý tại đầu đối tượng vay là các doanh nghiệp.
Tuấn Lân

HDBank khẳng định kiểm soát nợ nần dưới mức quy định

HDBank khẳng định kiểm soát nợ nần dưới mức quy định

Khẳng định tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt mức cao, HDBank cho biết tỷ lệ nợ nần của nhà băng này luôn được kiểm soát dưới mức quy định và sẽ tiếp tục thực hiện các gói giải pháp nâng cao chất lượng thời gian tới.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Bên lề hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm nay, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động ngành ngân hàng trong thời gian qua.
Bà đánh giá như thế nào về chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua về điều hành chính sách tiền tệ?
- Thực tế đã cho thấy những chính sách kịp thời của Ngân hàng Nhà nước đã mang lại những chuyển biến tích cực trong hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Trong đó, chính sách điều hành tiền tệ 6 tháng đầu năm đã có những động thái khá mạnh mẽ, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, khơi thông vốn cho nền kinh tế, bình ổn tỷ giá và giá vàng; tăng cung tiền cho thị trường, tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp và người dân.
Mặt khác, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng đã được đưa về mức hợp lý, tạo điều kiện giảm chi phí giá vốn trong việc điều hòa vốn cho hệ thống ngân hàng và tăng thêm nguồn vốn lưu thông. Với chính sách điều hành lãi suất kiên quyết và điều tiết cung tiền của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cũng từng bước tiết giảm chi phí cho vay, nguồn vốn để cho vay dồi dào, tạo điều kiện và cơ hội cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu vay vốn…
Bên cạnh thực tế là lãi suất đã giảm đáng kể, tỷ giá trong nửa đầu năm nay cũng ổn định và nằm trong kiểm soát, thâm hụt cán cân thương mại cũng thấp xuống và dự trữ ngoại hối tăng... Các quyết sách linh hoạt và kịp thời vừa qua đã bước đầu củng cố niềm tin cho người dân và các doanh nghiệp.
Tôi cho rằng đây là kết quả khả quan của ngành ngân hàng chúng ta, với sự nỗ lực của cả hệ thống và của mỗi ngân hàng cùng chung tay góp sức, góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.
habubank hết nợ nần
Hội nghị ngân hàng 6 tháng đầu năm.
Tái cấu trúc ngân hàng đang là đề tài được toàn ngành quan tâm, HDBank đã có bước đi và thực hiện như thế nào về chủ trương này của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, thưa bà ?
- Nắm bắt chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã chủ động tái cấu trúc và đạt được những kết quả khả quan. Từ cách đây 3 năm, HDBank đã thuê các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp quốc tế, nghiên cứu quy luật phát triển và thực tiễn của ngành ngân hàng tại khu vực, xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm với những mục tiêu và các gói giải pháp cụ thể. HDBank đã tập trung xây dựng mô hình tổ chức hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế, chú trọng công tác quản trị rủi ro, xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại để hỗ trợ thiết thực trong công tác quản trị ngân hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
Kết quả tái cấu trúc cho thấy, HDBank không ngừng phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt mức cao. Tỷ lệ nợ nần luôn được kiểm soát dưới mức quy định. HDBank sẽ tiếp tục thực hiện các gói giải pháp nâng cao chất lượng về mọi mặt trong thời gian tới.
Vừa qua, HDBank cũng đã đổi tên thành Ngân hàng phát triển TP HCM và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới, đi cùng là chiến lược hoạt động nhằm hướng đến lợi ích cao nhất cho khách hàng và cộng đồng xã hội. HDBank cũng bám sát các tiêu chí an toàn của Ngân hàng Nhà nước, qua đó tạo được nền tảng cơ bản để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, sẵn sàng chủ động tham gia chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo định hướng của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
habubank hết nợ nần 1
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank.
- HDBank đã cụ thể hóa việc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như thế nào trong hoạt động tín dụng của mình ?
- Thực hiện chủ trương của Nhân hàng Nhà nước, thời gian qua, HDBank đã triển khai các chương trình hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân. HDBank đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, trên thực tế tổng dư nợ toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm đã tăng khoảng 8%, lãi suất cho vay bình quân ở mức 15%.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch tăng trưởng dư nợ toàn hàng, HDBank đã phân bổ kế hoạch dư nợ cho từng chi nhánh, từng địa bàn theo ngành nghề và kỳ hạn cho vay đi kèm kiểm soát chất lượng tín dụng. HDBank cũng thực hiện kiểm soát dư nợ cho vay bằng USD phù hợp với huy động vốn, các giao dịch liên quan đến USD chuyển dần sang quan hệ mua hoặc bán thay vì cho vay nhằm hạn chế đô la hóa hoạt động kinh tế.
HDBank cũng đã triển khai chương trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn với lãi suất ưu đãi. Hạn mức cho vay cho đối tượng này lên đến 3.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HDBank còn triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi khác cho doanh nghiệp và người dân như: cho vay ưu đãi doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ, ưu đãi vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giảm lãi suất cho vay cho người dân có nhu cầu vay tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh...
Trước tình hình lãi suất đầu vào đã giảm, hiện HDBank có những khoản chúng tôi cho vay với lãi suất chỉ 11%, nhiều khoản vay cũ đang được điều chỉnh lãi suất xuống trước hạn. Một số biện pháp đã được triển khai như: chủ động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có phương án kịp thời; cơ cấu lại thời hạn trả nợ sau khi có phương án kinh doanh hợp lý; thực hiện tiết kiệm chi phí trên toàn hệ thống để giảm giá vốn đến tay khách hàng; miễn giảm lãi vay cho khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Theo bà, trách nhiệm của ngân hàng hiện nay có vào trò như thế nào đối với nền kinh tế và toàn xã hội?
- Chúng ta đang đứng trước thời khắc khó khăn và thử thách của nền kinh tế và của cả đất nước. Vì vậy, cần phải huy động tinh thần tự hào nghề nghiệp, tinh thần phụng sự và trách nhiệm để mỗi ngân hàng, mỗi người lãnh đạo trong chúng ta cùng tham gia vào công cuộc này. Theo đó, tin tưởng chấp hành sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và chăm lo không chỉ cho ngân hàng mình mà cho toàn hệ thống, cùng nhau thực hiện được đúng vai trò, trách nhiệm của ngân hàng với khách hàng, doanh nghiệp, người dân và với toàn xã hội. Tôi mong rằng, các ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh bên nhau, cùng chung tay thực hiện sứ mệnh của ngành ngân hàng và tin rằng chúng ta sẽ thành công.
Tuy nhiên, riêng ngành ngân hàng nỗ lực thì chưa đủ, với vai trò của mình, Ngân hàng Nhà nước cần có kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành khác về các chính sách kích cầu toàn diện cho nền kinh tế.
(Nguổn: HDBank)

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

'Ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay lãi suất 10,5 - 11%'

'Ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay lãi suất 10,5 - 11%'

Không chỉ cam kết giảm lãi suất vay cũ về dưới 15% đúng như chỉ đạo của Thống đốc từ 15/7, nhiều ngân hàng phía Nam cho biết sẵn sàng áp mức 10,5-11% cho các khoản mới.

>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Tại hội nghị toàn ngành ngân hàng sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ nửa cuối năm 2012 diễn ra ngày 7/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ đạo toàn bộ các ngân hàng phải rà soát những khoản vay cũ và đưa lãi suất ở tất cả các hợp đồng đã ký về dưới 15% một năm. Ngay lập tức, nhiều ngân hàng thể hiện sự đồng tình với chủ trương này.
habubank hết nợ nần
Lãnh đạo các nhà băng lớn đều hứa thực hiện đúng chỉ đạo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình để giảm lãi suất cho vay về dưới 15% một năm từ 15/7. Ảnh: Hoàng Hà.
Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh cho rằng việc các ngân hàng xem xét giảm lãi suất là nên làm, để tự cứu chính mình chứ không phải vì sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Ông Thanh tự tin cho biết hoàn toàn đáp ứng được chỉ đạo này bởi Vietcombank chỉ có 25% lượng vốn cho vay lãi suất trên 15% một năm. Thậm chí, ông Thanh cam kết cho vay với doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực không khuyến khích cũng sẽ không quá 15% một năm.
Chủ tịch HĐQT Vietinbank Phạm Huy Hùng cũng đồng tình cho rằng cái khó hiện nay không phải ở lãi suất mà là việc doanh nghiệp có hoạt động có hiệu quả hay không. Đại diện Vietinbank còn mạnh dạn tuyên bố ngay tại hội nghị, ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 12%, thậm chí 11% một năm. Ông Hùng thừa nhận dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng hiện ngân hàng vẫn còn lác đác vài khoản tín dụng trung hạn với lãi suất 16% một năm. Ông cam kết sẽ rà soát để đưa về dưới 15% như chỉ đạo của Thống đốc.
Câu chuyện giảm lãi suất cũng được đặt ra trong buổi làm việc của Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Nguyễn Thị Hồng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố và các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thắng - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, lãi suất không phải là khó khăn lớn hiện nay vì nhiều ngân hàng sẵn sàng cho khách hàng, doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thậm chí 10,5 - 11%.
Theo ông, vấn đề là giải quyết khó khăn trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Do đó, phải thực hiện gói đầu tư công để kích thích sản xuất và tiêu dùng trong những tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, khoảng 4.000 doanh nghiệp được vay hơn 20.000 tỷ đồng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước đánh giá, quá trình điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thuộc 4 nhóm lĩnh vực này còn chậm, một số ngân hàng chưa giảm lãi suất nhiều và nợ xấu gia tăng. Do đó, tăng trưởng tín dụng chậm. "Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt hơn 941.000 tỷ đồng nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng âm (tổng dư nợ tín dụng đạt gần 764.000 tỷ đồng)", ông Thắng cho biết.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố phản ánh, nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ điều kiện vay vốn rất ít, còn lại là không đủ tài sản để đảm bảo khoản vay. Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần tiếp tục giảm và giữ lãi suất ổn định trong 6 tháng cuối năm duy trì ở mức 12-13%/năm. Tiếp đó, tập trung xử lý nợ xấu và giải phóng hàng tồn kho, đặc biệt hàng tồn kho ở các lĩnh vực như xi măng, sắt thép...
Lãnh đạo nhiều nhà băng lớn đã “phản pháo” những thông tin cho rằng ngân hàng không chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, dẫn đến dòng tín dụng chưa được khơi thông. Không đồng tình với ý kiến cho rằng ngân hàng đang “hút máu” doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank Lê Hùng Dũng lập luận, ngân hàng cũng là doanh nghiệp, thậm chí còn mang những đặc thù hơn những doanh nghiệp đang kêu cứu. Nếu cho vay một cách dễ dàng sẽ gây tổn hại đến cả hệ thống và nền kinh tế.
“Chúng tôi đồng ý các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được hỗ trợ. Ngân hàng phải cho vay chọn mặt gửi vàng, không thể đem tiền cho những đơn vị không đủ điều kiện, sắp phá sản vay được”, ông Dũng khẳng định tại Hội nghị sơ kết ngành ở Hà Nội.
Lãnh đạo Eximbank cũng thông tin, ngân hàng này đã miễn giảm hơn 100 tỷ đồng nợ xấu cho doanh nghiệp. Theo ông Dũng, chỉ cần 10 ngân hàng lớn trong hệ thống làm như Eximbank thì có thể xóa được 1.000 tỷ nợ cho các doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT SeaBank – cho biết cũng sẽ cố gắng đưa lãi suất các khoản vay cũ về dưới 15% dù là một ngân hàng cổ phần và quy mô không lớn. Tuy nhiên, bà Nga đưa ra một dẫn chứng cho thấy dù lãi suất có hạ một nửa nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lắc đầu.
Bà kể: “Có khách hàng trước được cho vay bất động sản lãi suất 24% nay được ngân hàng giảm xuống 20% nhưng họ vẫn kêu không trả được. Sau đó khách hàng “mặc cả” nếu lãi suất còn 12% thì sẽ trả lãi. Tuy nhiên, đến khi SeaBank đồng ý mức này thì họ lại nói để suy nghĩ thêm”. Dù được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm một (17%) nhưng bà Nga thừa nhận trong bối cảnh này, chỉ cố gắng phấn đấu 10%.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng đây là thời điểm các nhà băng nên thể hiện quyết tâm giúp đỡ doanh nghiệp để tránh bị mang tiếng lợi nhuận ngân hàng “dày” mà không chia sẻ với doanh nghiệp. “Một mặt chúng ta phải giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp đang vấp phải nhưng một mặt cũng phải vì màu cờ sắc áo, phải bảo vệ quyết tâm và uy tín cho hệ thống ngân hàng”, ông Bình nói.
Tính đến 30/6, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 0,76%, sau nhiều tháng âm liên tiếp. Còn nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác, thì tốc độ tăng trưởng cũng chỉ là 1,4%. Tham dự hội nghị sơ kết ngành ngân hàng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng với tốc độ tăng thấp này, dư địa để tăng trưởng từ nay đến cuối năm vẫn còn rất nhiều. Phó Thủ tướng vẫn tin tưởng từ nay đến cuối năm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt được 14%.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, để giải quyết khó khăn cho sản xuất kinh doanh cần kết nối thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp bằng cách ngân hàng không nên ngồi chờ doanh nghiệp tìm đến mà nên tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp.
"Trong tháng 7 này, UBND thành phố sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức một hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, vực dậy sản xuất", bà Hồng nói.
Từ nay đến ngày 15/7, các ngân hàng sẽ gửi thông tin giới thiệu về chính sách vay vốn cho Ngân hàng Nhà nước nhằm chuẩn bị cho hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp.
Thanh Lan- Tá Lâm

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Quỹ đầu tư tăng trưởng ACB phát hành ra công chúng

Quỹ đầu tư tăng trưởng ACB phát hành ra công chúng

Vừa qua, Công ty Quản lý Quỹ ACB chính thức niêm yết 24.008.000 chứng chỉ quỹ trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), với mã chứng khoán ASIAGF và trở thành quỹ đại chúng thứ 6 được niêm yết trên HOSE.

>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch
Vốn điều lệ huy động trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng của quỹ đầu tư tăng trưởng ACB là 240.080.000.000 đồng. Số vốn này được chia thành 24.008.000 đơn vị quỹ. Mệnh giá của mỗi đơn vị quỹ là 10.000 đồng. Quỹ hướng đến xây dựng một danh mục đầu tư tăng trưởng và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ nhằm mục tiêu: tăng trưởng giá trị tài sản quỹ trong trung và dài hạn, tạo thu nhập hàng năm ổn định cho các nhà đầu tư.
habubank hết nợ nần
Theo đó, quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào các loại tài sản bao gồm: cổ phiếu đang và sẽ niêm yết; trái phiếu niêm yết bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp; công cụ tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gởi tại tổ chức tín dụng, tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không quá một năm; các tài sản khác theo quy định của pháp luật và được đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
Thành lập vào cuối tháng 10/2008 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng Việt Nam, Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC) thuộc sở hữu 100% của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), là công ty con của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). ACBC chủ yếu tập trung vào cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài sản chất lượng cao trong lĩnh vực đầu tư có quy mô lớn và vừa cho các định chế và cá nhân.
(Nguồn: ACB)

Bê bối lãi suất làm chao đảo các ngân hàng đại gia

Bê bối lãi suất làm chao đảo các ngân hàng đại gia

Hàng loạt ông lớn trong ngành ngân hàng Anh và thế giới như Barclays, RBS, HSBC, UBS, Citigroup... đang đứng trước vụ bê bối gian lận lãi suất liên ngân hàng. Chủ tịch Barclays Marcus Agius là người đầu tiên mất chức.
>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch

Quyết định từ chức được Chủ tịch Barclays đưa ra cuối tuần rồi sau khi ngân hàng này nhận án phạt khổng lồ 450 triệu USD từ Ủy ban Giám sát tài chính Anh (FSA), vì gian dối khi khai báo lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng London (Libor).
FSA cũng đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc này tại một loạt các ngân hàng lớn khác như Royal Bank of Scotland (RBS), HSBC, UBS, Citigroup…
habubank hết nợ nần
CEO Barclays - Marcus Agius là nhân vật đầu tiên phải từ chức sau vụ scandal. Ảnh: AFP
Lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn trên Libor từ lâu được xem là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của tổ chức tài chính. Nhưng nhiều ngân hàng đã khai báo thấp hơn thực tế, khiến nhà đầu tư lầm tưởng họ đang bỏ tiền vào một nơi an toàn. Theo BBC, vụ việc này diễn ra vào khoảng cuối năm 2011.
Kết quả điều tra ban đầu của FSA cho thấy dấu hiệu gian lận rõ ràng nhất hiện nằm ở Barclays. Án phạt 450 triệu USD do đó đã được đưa ra và Chủ tịch Barclays - Marcus Agius, với tư cách là người đứng đầu ngân hàng, không thể không từ chức để nhận trách nhiệm. Trong thông báo từ nhiệm được phát đi hôm thứ 7, vị chủ tịch này thừa nhận vụ bê bối đã “hủy hoại nghiêm trọng danh tiếng của Barclays” và đưa ra lời xin lỗi đối với nhân viên, khách hàng và cổ đông.
Sự ra đi của Agius - người giữ cương vị đứng đầu Barclays 6 năm qua, tuy vậy, vẫn khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Theo BBC, người được cổ đông kỳ vọng sẽ “đứng mũi chịu sào” đầu tiên phải là CEO - Bob Diamond. Tuy nhiên, vị tổng giám đốc nổi tiếng tài năng nhưng rất cứng đầu này khẳng định sẽ không từ chức sau sự kiện này. Cả 2 ông này dự kiến đều sẽ phải dự buổi điều trần tại cơ quan giám sát tài chính Anh vào giữa tuần này.
Cùng với Barclays, một ngân hàng khác cũng bắt đầu sa lầy sâu vào vụ việc là Royal Bank of Scotland. Ngân hàng này vừa ra quyết định đuổi việc 4 giao dịch viên có liên quan đến vụ việc. Bản thân CEO Stephen Hester cũng thừa nhận RBS đang là một trong số nhưng ngân hàng bị điều tra về vụ gian lận lãi suất và sẽ từ chối nhận thưởng trong năm nay.
Nhật Minh