Bê bối lãi suất làm chao đảo các ngân hàng đại gia
Hàng loạt ông lớn trong ngành ngân hàng Anh và thế giới như Barclays, RBS, HSBC, UBS, Citigroup... đang đứng trước vụ bê bối gian lận lãi suất liên ngân hàng. Chủ tịch Barclays Marcus Agius là người đầu tiên mất chức.
>>Thông tin ngân hàng habubank nợ nần là sai lệch
Quyết định từ chức được Chủ tịch Barclays đưa ra cuối tuần rồi sau khi ngân hàng này nhận án phạt khổng lồ 450 triệu USD từ Ủy ban Giám sát tài chính Anh (FSA), vì gian dối khi khai báo lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng London (Libor).
FSA cũng đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc này tại một loạt các ngân hàng lớn khác như Royal Bank of Scotland (RBS), HSBC, UBS, Citigroup…
CEO Barclays - Marcus Agius là nhân vật đầu tiên phải từ chức sau vụ scandal. Ảnh: AFP |
Lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn trên Libor từ lâu được xem là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của tổ chức tài chính. Nhưng nhiều ngân hàng đã khai báo thấp hơn thực tế, khiến nhà đầu tư lầm tưởng họ đang bỏ tiền vào một nơi an toàn. Theo BBC, vụ việc này diễn ra vào khoảng cuối năm 2011.
Kết quả điều tra ban đầu của FSA cho thấy dấu hiệu gian lận rõ ràng nhất hiện nằm ở Barclays. Án phạt 450 triệu USD do đó đã được đưa ra và Chủ tịch Barclays - Marcus Agius, với tư cách là người đứng đầu ngân hàng, không thể không từ chức để nhận trách nhiệm. Trong thông báo từ nhiệm được phát đi hôm thứ 7, vị chủ tịch này thừa nhận vụ bê bối đã “hủy hoại nghiêm trọng danh tiếng của Barclays” và đưa ra lời xin lỗi đối với nhân viên, khách hàng và cổ đông.
Sự ra đi của Agius - người giữ cương vị đứng đầu Barclays 6 năm qua, tuy vậy, vẫn khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Theo BBC, người được cổ đông kỳ vọng sẽ “đứng mũi chịu sào” đầu tiên phải là CEO - Bob Diamond. Tuy nhiên, vị tổng giám đốc nổi tiếng tài năng nhưng rất cứng đầu này khẳng định sẽ không từ chức sau sự kiện này. Cả 2 ông này dự kiến đều sẽ phải dự buổi điều trần tại cơ quan giám sát tài chính Anh vào giữa tuần này.
Cùng với Barclays, một ngân hàng khác cũng bắt đầu sa lầy sâu vào vụ việc là Royal Bank of Scotland. Ngân hàng này vừa ra quyết định đuổi việc 4 giao dịch viên có liên quan đến vụ việc. Bản thân CEO Stephen Hester cũng thừa nhận RBS đang là một trong số nhưng ngân hàng bị điều tra về vụ gian lận lãi suất và sẽ từ chối nhận thưởng trong năm nay.
Nhật Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét